Choose the page language

Một thanh niên mắc bệnh bại liệt đã học được rằng nếu bạn tập trung vào những điều bạn có thể làm thay vì những điều bạn không thể làm, cuộc sống sẽ thú vị hơn rất nhiều. Anh ấy đã chọn bơi lội thay vì các môn thể thao khác đòi hỏi anh ấy phải chạy hoặc nhảy. Trong tập này, Sơn chia sẻ cách anh ấy giữ bản thân mình bận rộn bằng cách thi đấu trong cuộc đua 3 môn phối hợp (bơi lội), học kỹ năng nói trước đám đông và kỹ năng lãnh đạo với một câu lạc bộ quốc tế hoặc lái xe đến bãi biển bằng chân trái. Sơn bằng lòng với những gì mình có và luôn lạc quan bất cứ khi nào cuộc sống gặp khó khăn một chút.

About the storyteller

Trong tập này, Sơn chia sẻ rằng mặc dù bị bại liệt cả hai chân từ năm 5 tuổi nhưng anh đã khám phá ra nhiều môn thể thao khác để giữ cho tinh thần và thể chất khỏe mạnh như: bơi lội, tham gia câu lạc bộ quốc tế (Toast Masters) để học kỹ năng nói trước đám đông và kỹ năng lãnh đạo, đồng thời tự mình lái xe đến những nơi mà anh ấy yêu thích. Anh ấy nhận mét rằng trong khi phần lớn công chúng lái xe bằng chân phải, anh ấy cũng có thể lái xe - bằng chân trái. Hãy theo dõi cuộc phỏng vấn của anh ấy để tìm ra bí quyết sống khỏe mạnh và hạnh phúc hơn của anh ấy.

 

Phiên âm có sẵn

Trân:
Xin chào mừng quý vị đến với chương trình Speak My Language. Đây là một diễn đàn để những người khuyết tật từ các sắc tộc khác nhau tại Úc chia sẻ về việc thế nào mà có thể sống vui và khoẻ mạnh.
Tôi tên là Trân, và hiện nay đang làm việc tại Ethnic Communities’ Council của tiểu bang Queensland.
Trong những bài phỏng vấn của chương trình, chúng tôi tìm hiểu về những người khuyết tật từ các sắc tộc khác nhau, cách họ sử dụng kỹ năng cá nhân và các dịch vụ hỗ trợ trong cộng đồng như thế nào để sống vui vẻ dù họ đang sống ở bất cứ nơi nào.
Chúng tôi chia sẻ những chuyện có thật, những lời khuyên và ý tưởng của những người khuyết tật cũng như người khác để giúp quý vị có được thông tin về cơ hội, những hoạt động và những nơi dành cho người khuyết tật.

Trân:
Kính thưa thính giả. Hôm nay mình có một chủ đề đó là: Không cần chạy nhảy mới là chơi thể thao. Thì trong đề tài này Huyền Trân mời được một người bạn trẻ rất là năng động. Và Huyền Trân đây sẽ giới thiệu tới quý vị nha.
Hello.

Sơn:
Hello Trân.

Trân
Bạn có thể giới thiệu chút xíu về bản thân của mình hông?

Sơn:
Kính thưa, chào quý vị. Tôi là Sơn, ở Úc cũng khoảng chừng 30 năm rồi. Qua đây hồi lúc khoảng chừng 7 tuổi, hồi năm 88 tới giờ. Ở đây thì bây giờ giống như là người Úc nói chuyện tiếng Anh cũng rành rẽ hết. Đi trường, đi học, lái xe đồ bình thường hết.

Trân:
Thì Sơn cho biết rằng là trong cái chủ đề mà Trân mới nói đó thì Sơn chọn những môn thể thao nào để mà mình phù hợp cho cái tình trạng của mình vậy Sơn?

Sơn:
Tại cái tình trạng của Sơn thì chạy nhảy thì không được nên, mà Sơn thì thích thể thao lắm nên chọn cái tốt nhất là cái bơi. Tại vì lúc mà xuống nước, Sơn có thể bơi tới đâu cũng được hết, khỏi cần nạng, khỏi cần nẹp, khỏi cần người giúp gì hết. Tự mình bơi, tự mình tới đó, giống như là lúc mà mình dưới nước khỏi cần chân đi. Nên bởi vậy Sơn mới chọn cái thể thao là bơi đó.

Trân:
Thì môn thể thao này là Sơn bắt đầu từ lúc mấy tuổi?

Sơn:
Thì bắt đầu từ lúc hồi nhỏ, khoảng chừng tiểu học, lúc mà trường dạy bơi đó. Thì mỗi tuần đi bơi đó, lúc mà đi bơi thì Sơn thấy rất là vui vẻ, rồi với lại trong cái niềm bơi đó cũng có thể tập cái chân hoạt động được đó. Nên Sơn thích bơi từ lúc đó tại vì nó cho Sơn cảm giác là freedom.

Trân:
Có nghĩa rằng là tự do đúng hông?

Sơn:
Tự do, đúng rồi.

Trân:
Trong cái môn thể thao này thì Sơn bơi ở hồ bơi hay là mình có đi ra ngoài biển nhiều hông?

Sơn:
Thì thường là bơi ở trong hồ bơi nhiều hơn là ngoài biển. Lúc đi biển, bây giờ đi biển thường thường đi với bạn hoặc gia đình. Thì cũng như trời nóng, holiday thì đi biển chơi vậy. Nhưng thực ra Sơn thì bơi ở trong hồ bơi nhiều hơn là đi ngoài biển. Tại vì hồ bơi gần nhà nó tiện hơn, còn biển từ nhà tới biển ít nhất cũng khoảng gần 40 đến 50 phút lận.

Trân:
Khi mà Sơn bơi như vậy thì mình có bơi hết được một cái hồ bơi hông hay mình chỉ bơi một chút, rồi mình nghỉ rồi bơi tiếp?

Sơn:
Sơn thường hay tập bơi thì bơi khoảng chừng 20 laps hồ bơi để cho tập thể dục luôn. Thì thường thường bơi không nghỉ khoảng chừng 20 laps hồ bơi 50 mét để mình tập luôn. Cái đó là thường thường Sơn bơi vậy.

Trân:
Có nghĩa rằng mình. Một cái đoạn đường, hay một cái vòng hồ bơi là bao nhiêu mét vậy Sơn?

Sơn:
Một vòng hồ bơi là 50 mét.

Trân:
50 mét. Mà Sơn thì làm được bao nhiêu cái vòng đó?

Sơn:
Thường thường Sơn làm được 20 vòng đó.

Trân:
Wow. Có nghĩa là mình bơi, cứ tiếp tục bơi mà không có nghỉ luôn ha?

Sơn:
Đúng vậy. Tại vì trước đây thì Sơn cũng chỉ bơi 10 cái rồi nghỉ, xong rồi bơi thêm 10 cái nữa. Nhưng mà sau khi đi compete với người bạn cho Ironman đó, thì tập vậy nên cứ vẫn tập vậy luôn.

Trân:
Bây giờ Sơn cũng đã nhắc đến cái cuộc thi Ironman. Thì thính giả nếu mà mình dịch ra đó, thì Ironman có nghĩa là một người đàn ông bằng sắt phải hông? Mình nói vậy đúng hông ta?

Sơn:
Đúng vậy. Nếu mà dịch ra tiếng Việt chữ từng chữ thì là người đàn ông bằng sắt đúng rồi. 

Trân
Thì cái ý họ nói ở đây là những người này sức họ rất là bền bỉ và rất là mạnh mẽ phải hông Sơn?

Sơn:
Đúng vậy. Mấy cái ý là mấy cái người khỏe mạnh, bơi ngoài biển, chạy nhảy đồ rất là mạnh, là Ironman. 

Trân:
Vậy thì những người này là người ta có khuyết tật không hay là những người thường thôi, ai cũng có thể thi cuộc thi này?

Sơn:
Cuộc thi này thì ai cũng thi được hết đó, mà đa số là người bình thường thôi tại vì cái này thi cũng rất là mệt. Thi cái này thì mỗi năm nó thi mấy lần lận, rồi nó đi từ chỗ này tới chỗ nọ, nhiều chỗ đó. Nhiều khi người ta thi là để cũng như đi chơi, tập thể dục rồi luôn. Tại vì cũng như một năm có thể tổ chức ở Sunshine Coast, xuống Coffs Habour. Lúc mà người ta thi được hạng nhất, hạng nhì rồi đó, có thể đi qua nước khác thi nữa, giống như Hawaii hay cái này cái kia rồi đó. Nhưng mà đa số mấy cái người này là, đa số cũng như 50% là người mà thi mấy cái này là thi cho sức khỏe mình thôi, tập sức khỏe để cho khỏe mạnh vậy thôi. Mấy người kia thì thi để cho được mấy đồ cái này cái kia rồi đó.

Trân:
À, nói chung là sẽ có một phần họ muốn thắng được giải và một phần thì thi tại vì họ thích cái sự gọi là đấu tranh, như là mình làm để cho nó khỏe cho bản thân thôi phải hông?

Sơn:
Đúng vậy.

Trân:
Khi mà Sơn đi thi như vậy đó thì Sơn thấy có nhiều người Việt thi hông Sơn?

Sơn:
Đa số mấy cái này là đa số ít thấy Á châu lắm. Đa số là mấy người Tây không à. Đa số mấy người Tây tại vì mấy cái này là. Biết surf lifesavers không? Cái này Ironman thì thường là mấy người surf lifesaver thi, nhưng mà ít, không có nhớ là thấy Á châu gì nhiều ở đó.

Trân:
Sẵn đây luôn thì Huyền Trân giải thích thêm cho thính giả biết là lifesaver là quý vị biết không, khi mà mình đi biển nè, và khi mình đi hồ bơi cũng có nữa. Những người này họ đứng để mà họ giúp cho những người, giống như là giữ an toàn cho những người mà đi bơi đó. Thành nên tiếng Anh họ gọi là lifesaver ha. Thì những người này hầu như là volunteer hết luôn đó Sơn ha. Thì Sơn có bao giờ nghĩ đến là làm người lifesaver không hay là những người mà đi giữ an toàn cho những người bơi hông?

Sơn:
Cái này là Sơn không có làm cái đó được tại vì mấy người mà giữ an toàn phải là khỏe mạnh, chạy, đi đứng vững vàng. Sơn thì đi đứng không có vững vàng, chạy không được nên nếu là volunteer cái đó thì Sơn cũng như làm về computer hay là giấy tờ gì thôi chứ không có làm giống như mấy người đó được. 

Trân
Ok. Bây giờ thì Trân hồi nãy đó là Sơn có nhắc đến là khi mà mình đi ra biển thì là, tại vì mình ở cái vùng Brisbane đúng hông? Thì khi mà mình lái xe ra biển thì cũng mất cỡ 45 phút trở lên. Thường thường Sơn đi thì Sơn có tự lái xe được không Sơn? Hay là mình đi chung với bạn bè, một người khác sẽ lái xe?

Sơn:
Thường thường Sơn lúc nào cũng lái xe hết đó tại vì chiếc xe cũng như là một cặp chân của Sơn vậy đó. Có xe thì Sơn có thể đi tới chỗ này chỗ nọ dễ dàng.

Trân:
Nếu mà nói về cái chân của Sơn đó thì nó không có vấn đề gì khi mà mình lái xe phải hông?

Sơn:
Tại cái chân của Sơn là bị chân phải nên lái xe tự động chỉ cần một chân thôi, nên cái chân, lúc Sơn lái xe Sơn dùng chân trái để lái. Chân trái lái xe thì đạp vững vàng nên lái xe vẫn được.

Trân:
Khi mà mình lái xe đó, mình cần phải sử dụng chân phải để mà ấn vô thắng hay là ấn vô cái gas để mình chạy xe. Thì khi mà cái đầu óc của mình đã quen với cái đó rồi thì khi mà Sơn tập để mà sử dụng cái chân trái của mình thì Sơn có cần một thời gian lâu để luyện tập cái đó hay không?

Sơn:
Không, tại vì lúc Sơn thi bằng lái xe là thi từ nhỏ. Lúc mà thi người lái xe nói Sơn có thể xài chân trái được nên lúc nào, từ khi học lái xe tới giờ, lúc nào Sơn cũng dùng chân trái hết nên hổng có mất thời gian nhiều mà nghĩ là chân phải hay chân trái. Tại vì Sơn lúc nào cũng xài chân trái hết nên cái đó cũng như là quen cho Sơn rồi.

Trân:
Vậy thì thính giả thấy hông là, bất cứ cái khuyết tật gì hết mình cũng có cách để mà mình sống vui hơn, khỏe hơn. Và đây thì Sơn cũng đã nhắc đến cái chuyện lái xe. Thường thường là mình lái xe bằng chân phải, nhưng mà đối với Sơn là chân trái vẫn lái xe được. Nên nếu ai mà chưa nghĩ đến lái xe thì nên nghĩ lại nha.

Sơn:
Cho Sơn nói nữa. Bây giờ nó cũng có mấy đồ gắn vô xe để cho mấy người mà lái chân phải không được có thể lái chân trái. Trân cứ nghĩ đi, nếu mà mình lái chân trái, chân mình sẽ chéo qua chân phải để đạp trên gas hoặc đạp trên thắng. Ở đây nó có làm cái dụng cụ để làm cho mình đạp gas chân trái và đạp thắng cũng chân trái nhưng mà mình khỏi cần chéo cái chân qua chân phải, Trân hiểu hông? Cũng như làm cái gas bên trái cho mình. Bây giờ nó cũng có mấy cái đó nữa, rồi thì chạy như vậy thì mình khỏe hơn, khỏi có chéo chân, khỏi có mỏi chân nên giờ nó có đủ thứ hết đó.

Trân:
Đúng rồi, rất là tiện nghi luôn. Thì những cái này là ở trong cái xe của Sơn, Sơn có cần gắn cái dụng cụ này hông?

Sơn:
Sơn thì còn hồi không có gắn, mà bây giờ có thấy mua gắn cho chạy khỏe hơn. Tại vì thường thường Sơn cũng chạy xa đó, chạy xa thì có cái này gắn chạy thì mình khỏe hơn nên Sơn có gắn mấy cái đó trong xe.

Trân:
OK. Thì nếu mà mình muốn gắn thì nó có mắc tiền lắm hông Sơn?

Sơn:
Tùy theo à. Sơn tìm cái này trên mạng khoảng chừng 200 hay 300 và tự mình gắn vô thôi. 
Trân:
Tự mình gắn hả?

Sơn
Tự mình gắn vô xe mình thôi, khỏi cần mướn thợ gắn hay cái gì hết. Tự mình gắn thôi.

Trân:
Nếu mà mình không làm được đi, tại vì thực tình mà nói thì không phải người nào cũng có biết cách. Thì Sơn biết là nếu mà những người nào muốn gắn cái dụng cụ này nhưng mà không biết gắn thì mình tới mấy chỗ sửa xe thì họ gắn cho mình dễ dàng rồi ha.

Sơn:
Mấy cái đó dễ dàng lắm. Với lại cái này nhưng mà nó có nhiều dụng cụ lắm. Cái mà Sơn nói là cái portable, tức nhiên là mình gỡ cái đó ra bỏ vô xe khác dễ dàng. Có mấy cái mà nó gắn thẳng vô xe mình luôn đó thì cái đó phải cần người thợ máy gắn cho mình. Mà thợ máy không phải thợ máy thường, mà thợ máy thường gắn mấy cái đó vì họ biết, họ có mấy cái dụng cụ để gắn vô xe mình.

Trân:
OK. Thì Sơn cho những thính giả nào mà đang tò mò đó, thì sao mà mình biết được cái người thợ này có thể làm cho mình, gắn vô cái đồ lái xe này cho mình?

Sơn:
Thường thường nếu mà search trên mạng thì mình search, gọi là left-foot driving đó thì nó sẽ cho mình mấy cái công ty mà làm mấy cái này rồi mấy cái công ty đó sẽ gắn cho mình luôn. Tại vì mấy cái này hông phải là thường nên thợ máy không có dụng cụ để gắn mấy cái này đó. Tại mình phải mua cái đó, rồi phải tìm thợ máy gắn. Mà những công thường thường bán cái đó nó sẽ gắn cho mình luôn.

Trân:
À đúng rồi ha. Kính thưa quý vị, tiếng Anh đó là, Sơn có nói là left-foot driving thì mình tạm dịch đó là cái dụng cụ để lái xe bằng chân trái nha. Nên nếu quý vị ai mà muốn, suy nghĩ mua cái dụng cụ này để giúp cho mình lái xe cho nó đỡ mệt cái chân đó, đỡ mỏi đó thì mình lên mạng mình tìm. Tiếng Anh gọi là left-foot driving hay mình tạm dịch là lái xe bằng chân trái, cái dụng cụ đó.
Sơn:
Và có dụng cụ lái bằng tay cũng có nữa. Nó có bán mấy cái đó nữa. Bên Úc này có đủ thứ cho người tàn tật để giúp họ sống cuộc đời họ lắm.

Trân:
OK. Sơn, một câu hỏi nữa là Trân nhớ Sơn có nhắc đến là Sơn có rất nhiều hoạt động ngoài đi làm nè. Thì Sơn có nói là Sơn thích vô, hay có trải nghiệm qua một nhóm gọi là tranh luận phải hông? Thì Sơn có thể cho biết thêm về sinh hoạt này hông, hay là cái hoạt động này hông?

Sơn:
Thì cái nhóm đó không phải sinh hoạt mà là public speaking, gọi là Toastmasters. Cái nhóm này nó giúp cho mình đủ thứ hết, giúp mình nói chuyện ở trên sân khấu, giúp mình làm leader, giúp mình làm organising, giúp mình làm đủ thứ hết. Tại vì cái nhóm này là để cho tự mình tạo lập mình, để cho mình tốt hơn, self-development đó. Mấy cái nhóm này thì là xung quanh thế giới hết. Nó có cả ngàn nhóm lận, và lúc mà vô cái membership này, mình trong một cái club nào, mình có thể đi qua. Lúc mà cũng như Sơn ở club của Queensland đi, giờ Sơn qua Mỹ, Sơn có thể vô cái club bên Mỹ cũng được và join lúc mà họ có meeting hay cái này cái kia cũng được hết. Cái này mình có thể làm bạn bốn phương cũng được nữa. Tại vì nó hết thế giới mà, và nó đào tạo từ Mỹ. Ở bên Việt Nam, Sơn nghe nói cũng có nữa. Bên Việt Nam, bên Tàu, bên Nhật đều có hết, Thái Lan cũng có nữa. Mà cái này chỉ là mấy cái người mà volunteer đó lên làm thôi à. Sơn thấy cái này rất là tốt cho cuộc đời mình tại vì nó có thể giúp mình, để mình có thể làm đủ thứ hết, có thể nói chuyện trước mặt mọi người, có thể tập mình làm organising events. Nó có đủ thứ hết, nhiều lắm Sơn không có list hết được. 

Trân:
OK. Thì nếu được thì Trân sẽ cố gắng tóm tắt lại coi là Trân hiểu ý của Sơn hông ha. Là Sơn vô một cái nhóm giúp cho mình nói chuyện trước công chúng nè ha. Thì cái tên của nó là Toastmasters phải hông? Và những cái Toastmasters, những cái nhóm như thế này, một cái nhóm mà người ta, gọi là ở trong nước cũng như ngoài nước đều có sinh hoạt như thế này. Và khi mà học thì họ sẽ dạy cho mình cái cách, chẳng hạn như là lãnh đạo nè, rồi cái cách phát triển bản thân của mình nè, cũng như tổ chức những sự kiện nào đó phải hông?

Sơn:
Đúng vậy. Đúng vậy. 

Trân:
OK. Thì Sơn có nói rằng khi mà Sơn vô một cái nhóm gọi là Toastmasters như thế này đó thì nó luyện cho Sơn nói được trước công chúng. Thì Sơn có bao giờ nghĩ rằng mình sử dụng cái năng khiếu, hay là kỹ năng này để mà mình nói, để mình xin quyền lợi thêm cho những người có khuyết tật không?

Sơn:
Thì Sơn chưa có cơ hội mà đi lên nói như vậy được, tại vì hổng có cơ hội thôi. Nhưng mà mấy cái skills này của Sơn nó có thể bỏ vô việc làm của Sơn lúc mà làm presentations hay là vô cuộc đời của Sơn mà cần nói. Tại vì Sơn cũng ở trong mấy cái nhóm khác nữa, nó làm đủ thứ hết. Mà về cái mà Trân hỏi, nói cho mấy người tàn tật thì Sơn chưa có cơ hội để lên mà nói như vậy được. 

Trân:
À, OK. Thì là so far Sơn nói rằng những kỹ năng này thì Sơn sử dụng cho cuộc sống riêng của mình. Chẳng hạn như trong công ăn việc làm thì Sơn sẽ sử dụng những kỹ năng để mà trình bày hay là thuyết phục những người khác phải hông?

Sơn:
Đúng vậy. Cái này rất là thông dụng.

Trân:
Nói về trong tương lai thì Sơn có những dự định gì cho tương lai?

Sơn:
Tương lai thì cũng, bây giờ đó giữ gìn sức khỏe là quan trọng nhất. Lúc mà cái tật của Sơn nữa mà lớn nữa đó, nó sẽ có nhiều cái cũng như side effects đó. Nên bây giờ mình phải cần cái sức khỏe mạnh, không có được để mình yếu hay mập cái này cái kia được. Chứ hông thôi nó sẽ affect sức khỏe mình tương lai nên Sơn bây giờ thì đa số try to giữ gìn sức khỏe để cho khỏe mạnh, rồi thì cái đó là về cái tàn tật của Sơn, Sơn phải cần làm như vậy mới được. 

Trân:
Thì thính giả, nói chung là side effects, tiếng Việt mình dịch là tác dụng phụ. Thì quý vị biết mà, khi mà một chân của mình hơi yếu thì nó sẽ về lâu về dài giống như Sơn nói đó, nó sẽ làm cho cái chân kia của mình khó hơn phải hông Sơn? Mình đi đứng cũng có thể khó hơn. Rồi khi mà mình không cẩn thận, mình ăn uống không có đầy đặn, rồi cái mình ăn nhiều quá hay là mình lên kg nhiều thì cái chân còn lại nó sẽ gọi là stress hơn nhiều, gọi là phải làm việc nhiều hơn phải hông?

Sơn:
Đúng vậy. Đúng vậy.

Trân:
Cho nên rất là quan trọng để mà mình giữ gìn sức khỏe. Và cái câu mà Sơn khuyến khích thính giả đang nghe, thì những câu đó là cái gì?

Sơn:
Cái câu mà Sơn khuyến khích là nếu mà mình thất bại điều gì, mình nên dùng thất bại đó là một bài học quý giá để mình tiến lên đời sống của mình được. Đừng có dùng thất bại đó mà buồn rầu, lúc nào mình cũng phải dùng thất bại đó làm một bài học quý giá. Tại Sơn, nếu mà mấy người khán giả biết đó, là bị tật này lúc mà từ nhỏ tới lớn, sẽ có nhiều cái khuyết điểm. Nếu mà Sơn cứ focus on mấy cái khuyết điểm đó, không có positive about it là Sơn không có tiến lên được. Lúc mà mình làm cái gì mà mình thất bại, mình cứ buồn rầu hoài, thay vì mình học hỏi của cái đó đó, mình cũng sẽ không có tiến lên được. Nên cái đó là rất quan trọng nếu mà mình muốn sống vui vẻ. 

Trân:
Ừ. Thì có tiếng Việt của mình đó, tiếng Việt của mình hình như có một cái câu là thất bại là mẹ của thành công mà, phải hông?

Sơn:
Đúng vậy. Đúng vậy.

Trân:
Cám ơn Sơn rất nhiều, và mong rằng thính giả cũng học hỏi với Sơn vài điểm. Và mong rằng thính giả nếu mà ai chưa có tập bơi thì nhớ tập bơi nha. Kính chào thính giả. 

Sơn:
Kính chào quý vị. 

Trân:
Thank you Sơn. Cám ơn Sơn.

Sơn:
Cám ơn Trân. 

Trân:
Nếu quý vị cảm thấy những bài phỏng vấn của chúng tôi hay hoặc hữu ích, hãy lên trang web speakmylanguage.com.au để biết thêm chi tiết. Và nhớ cho người thân và bạn bè của mình biết về chương trình của chúng tôi.
Chúng tôi có tài khoản trên Facebook, Twitter, Instagram, hoặc LinkedIn. Xin quý vị hãy giúp chúng tôi lan tỏa chương trình này trên khắp nước Úc và trên toàn thế giới!
Ethnic Communities’ Council của tiểu bang Queensland tự hào là nhà sản xuất chương trình Speak My Language tại Queensland.
Chương trình Speak My Language được tài trợ bởi Department of Social Services và được sự hợp tác của các Ethnic and Multicultural Communities’ Councils và Multicultural Councils tại mọi tiểu bang và vùng lãnh thổ. Chương trình được phát thanh trên đài SBS và đài NEMBC.

Interview by
Tran Nguyen

Trân tốt nghiệp Cử nhân Luật tại Queensland University of Technology. Trân hiện đang là nhân viên xã hội tại Trung tâm ở Darra, dưới sự quản lý của Cộng đồng... Go to page where you can read more about Tran Nguyen