Bạn muốn đời nhìn mình như thế nào? Một người khuyết tật hay một chuyên gia? Câu chuyện hôm nay kể về hành trình của một người khiếm thị tìm lại được giá trị chuyên môn. Anh đã thành công trong việc biến khiếm khuyết của mình thành lợi thế trong công việc.
About the storyteller
About the storyteller
The storyteller has chosen to use a pretend name.
Lý đặt chân đến miền Tây Úc vào đầu những năm 1980 khi còn ở độ tuổi thiếu niên. Sau khi mắc bệnh tăng nhãn áp, một bệnh lý về mắt khó chữa, anh phải điều chỉnh cuộc sống của mình do mất dần thị lực. Nhờ sự giúp đỡ của gia đình, một bác sĩ tuyệt vời, một nhà tâm lý học, 3 nhân viên xã hội và một nhà trị liệu nghệ thuật tuyệt vời, anh đã trở thành con người như ngày hôm nay - một người với cách nhìn mới và quan điểm độc đáo về cuộc sống.
*Khách mời đã lựa chọn dùng bí danh.
Phiên âm có sẵn
Hà: Chào mừng quý vị đến với chương trình Speak My Language. Đây là một diễn đàn để mọi người từ các sắc tộc khác nhau chia sẻ cách làm thế nào để người khuyết tật tại Úc sống vui và khoẻ mạnh.
Tôi tên là Hà, hiện đang làm việc tại Ethnic Communities’ Council của tiểu bang NSW.
Trong những bài phỏng vấn của chương trình, chúng tôi tìm hiểu về những người khuyết tật từ các sắc tộc khác nhau, cách họ sử dụng kỹ năng cá nhân và những dịch vụ hỗ trợ cộng đồng để sống vui khoẻ dù ở bất kỳ nơi đâu trên nước Úc.
Chúng tôi chia sẻ những câu chuyện có thật, những lời khuyên và ý tưởng của những người khuyết tật và diễn giả giúp quý vị tiếp cận thông tin về các cơ hội, hoạt động và những địa chỉ có thể hữu ích cho cuộc sống của người khuyết tật.
Hà:
Khách mời của chúng ta hôm nay là anh Lý đến từ Tây Úc. Anh mắc bệnh glaucoma hay còn gọi là chứng tăng nhãn áp khi vừa tốt nghiệp đại học. Việc mất dần thị lực khiến anh suy sụp trong một thời gian dài nhưng sau cùng anh đã có thể vượt qua khó khăn và tiếp tục theo đuổi mục tiêu nghề nghiệp của mình.
Xin chào anh và rất cảm ơn anh đã tham gia vào cuộc trò chuyện ngày hôm nay.
Lý:
Xin chào em Hà.
Hà:
Trước hết anh có thể cho thính giả được biết công việc hiện tại của anh là gì và điều gì đã thúc đẩy anh làm công việc này hay không?
Lý:
Tôi là một nhà hóa học làm việc cho một công ty dược phẩm trong vai trò nhân viên thẩm định quy trình. Lĩnh vực này khá chuyên biệt, nơi tôi có thể gọi là “chuyên gia” duy nhất của công ty. Vị trí này rất được săn đón và đó là điều đã thu hút tôi đi vào lĩnh vực này. Công việc này cũng khá thách thức về mặt khoa học vì nó liên quan đến việc hợp lý hóa cách ứng dụng và nguồn gốc của các công thức để tính toán giới hạn an toàn cho các dược phẩm. Một cách tự nhiên, tôi bị thu hút bởi loại thử thách này nên đó là động lực thúc đẩy tôi học hỏi, hiểu biết và cuối cùng thực hành công việc này.
Hà:
Dạ, anh dường như là con người của thử thách vậy. Theo anh thì đâu là mối liên hệ giữa việc tận hưởng công việc và sống tốt đẹp?
Lý:
Để sống tốt đẹp, bạn cần có tiền và công việc cho tôi cuộc sống đầy đủ và điều này giúp tôi sống một cách tốt đẹp. Nhưng bên cạnh tiền bạc, tôi làm công việc này tôi rất là nghiện công việc này. Mà lúc mà tôi bị cái bệnh glaucoma này thì tôi cảm thấy rất là mất mát tại vì cái đời sống của tôi trước khi tôi bị bệnh này thì nó rất là khắng khít với công việc làm của tôi. Bởi vậy nên tôi rất là, mất mát rất là nhiều. Nhưng mà sau này lúc mà tôi tìm được lại công việc tương tự như lúc tôi làm trước thì tôi cảm thấy đầy đủ lắm vì nó đem lại được cuộc sống tốt đẹp cho tôi vẹn toàn hơn.
Hà:
Như vậy đúng là đối với anh, tìm kiếm được một công việc và làm tốt công việc đó cũng có nhiều thách thức đúng không ạ? Như vậy, sau khi bị mất thị lực thì việc tìm kiếm công việc của anh đã thay đổi như thế nào? Anh có dựa vào bất kỳ những cái hỗ trợ hoặc những cái kết nối nào để tìm việc hay không?
Lý:
Trong trường hợp của tôi, tôi đã biến tình trạng khuyết tật thành có lợi cho tôi hơn là chống lại tôi. Tôi tìm kiếm việc làm bằng cách lái tình trạng khuyết tật của mình theo hướng thích hợp, hướng tích cực. Tại buổi phỏng vấn, tôi đã nói với nhà tuyển dụng rằng tôi bây giờ là một tài sản quý giá hơn so với trước khi tôi bị mù. Trước đây, tôi có quá nhiều sở thích, quá nhiều thứ trong cuộc sống khiến tôi xao nhãng, không tập trung vào công việc. Nhưng bây giờ do bị suy giảm thị lực, tôi phải từ bỏ nhiều sở thích đó vì nó đòi hỏi tới thị lực bình thường, đồng nghĩa với việc tôi có nhiều thời gian hơn để tập trung vào công việc của mình bây giờ.
Hà:
Dạ, như vậy chỗ làm hiện tại của anh đã có những điều chỉnh nào để tạo điều kiện cho anh làm việc. Hay là anh đã làm gì để mọi thứ được thuận lợi hơn cho công việc của mình?
Lý:
Với tình trạng mắt của tôi, tôi cần nhiều ánh sáng để nhìn thấy nên công ty đã bố trí tôi làm việc gần cửa sổ chẳng hạn và lắp thêm đèn nhiều sáng cho tôi. Tôi cũng cần các thiết bị công nghệ hỗ trợ và phần mềm dành cho người khiếm thị. Tất cả đều có thể xin thông qua chính phủ hoặc NDIS.
Hà:
Tất cả chúng ta ai cũng muốn tìm kiếm một nơi làm việc hòa nhập và dễ tiếp cận, nhất là đối với những người khuyết tật. Anh có lời khuyên nào cho những thính giả đang tìm kiếm một nơi làm việc như thế?
Lý:
Lời khuyên của tôi là hãy luôn là phiên bản tốt nhất của mình và nắm lấy mọi cơ hội để thể hiện khả năng và trở nên xuất sắc trong công việc của bạn. Đừng giới hạn bản thân trong bất cứ điều gì và hãy vứt bỏ tâm lý “không thể”. Hãy là người tiên phong!
Hà:
Không có gì là không thể, nếu mình không thử đúng không ạ? Như vậy, anh có lời khuyên nào cho thính giả để phát triển các kỹ năng hỗ trợ xã hội và khả năng mà những người khuyết tật được tuyển dụng ạ?
Lý:
Tôi có một danh sách nên làm cho những thính giả muốn gia nhập lại lực lượng lao động:
- Tạo kết nối xã hội - Tôi không phải là người thích giao tiếp nhưng trong tình huống này thì điều đó là rất cần thiết.
- Yêu cầu giúp đỡ - Hầu hết mọi người theo bản năng đều muốn giúp đỡ người khác, vì vậy hãy sử dụng điều đó để phá vỡ lớp băng và nung ấm tình người. Thường thường thì tôi thấy những người, luôn cả những người lạ, người ta rất là tận tình giúp đỡ những người cần sự giúp đỡ.
- Hãy chân thật - Hãy là phiên bản tốt nhất của chính bạn.
- Hãy chuẩn bị - Sự chuẩn bị là rất quan trọng trong một môi trường làm việc mới!
- Đừng lo sợ, đừng e ngại.
- Và điểm chót là hãy tự tin.
Hà:
Cảm ơn anh rất nhiều về những lời khuyên chân tình này! Em nghĩ là những người khuyết tật cũng có thể tự giúp đỡ mình, đúng không ạ? Anh có thể giới thiệu cho những thính giả khiếm thị những nguồn tài nguyên mà anh đã sử dụng để nâng cao sự phát triển chuyên môn của mình được không?
Lý:
Có một số ứng dụng miễn phí như “Seeing AI”, “Be My Eyes” và Lazarillo hay là Veo dành cho những người mù hoặc suy giảm thị lực. Ngoài ra, bạn có thể dùng YouTube. Có một người tỷ phú, ông ta có một câu nói là chúng ta có thể sử dụng YouTube để tìm hiểu mọi thứ. Vì vậy, hãy lắng nghe anh ấy, hãy sử dụng YouTube!
Hà:
Cảm ơn anh vì những chia sẻ rất chân tình về hành trình theo đuổi mục tiêu nghề nghiệp của mình, và điều đó cũng giúp cho mình có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Hy vọng thính giả sẽ rút ra được nhiều điều hữu ích. Và từ câu chuyện của anh, em cảm nhận rằng không gì có thể giới hạn mình, ngoài bản thân mình tự giới hạn mình. Và anh đã cho thính giả thấy là mình có thể biến những khiếm khuyết của mình thành lợi thế, nhất là khi xin việc. Và luôn luôn trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình.
Trước khi chúng ta kết thúc buổi trò chuyện hôm nay, anh có gì muốn nhắn gửi đến thính giả không ạ?
Lý:
Theo tôi nghĩ thì cuộc sống là một bữa tiệc dài không mời. Vì vậy, hãy tự mời mình và tham gia bữa tiệc cùng với tôi. Tôi không thể bảo đảm rằng bạn sẽ thích buổi tiệc này mỗi ngày vì điều đó không phụ thuộc vào tôi hay tôi không thể điều khiển buổi tiệc được. Bạn là người điều khiển buổi tiệc đó đó. Nó phụ thuộc vào bạn!
Hà:
Xin cảm ơn anh. Như vậy chúng ta hãy. Sau khi nghe chương trình này chúng ta hãy tham gia bữa tiệc cuộc đời đúng không ạ? Và chúng ta sẵn sàng gặp khó khăn và chấp nhận thử thách để có thể phát triển hơn. Xin chân thành cảm ơn anh!
Lý:
Cảm ơn em.
Hà: Nếu quý vị yêu thích chuyên mục này, xin hãy vào trang web speakmylanguage.com.au để tìm hiểu thêm. Và nhớ chia sẻ cho người thân và bạn bè của mình cùng biết về chương trình.
Quý vị cũng có thể tìm thấy Speak My Language trên Facebook, Twitter, Instagram, hoặc LinkedIn. Xin hãy giúp chúng tôi tiếp nối cuộc đối thoại này trên khắp nước Úc và toàn thế giới!
Ethnic Communities’ Council của New South Wales tự hào là đơn vị sản xuất chương trình Speak My Language tại tiểu bang New South Wales.
Chương trình được tài trợ bởi Department of Social Services và phát thanh khắp nước Úc thông qua sự hợp tác của Ethnic and Multicultural Communities’ Councils và Multicultural Councils tại mọi tiểu bang và vùng lãnh thổ. Chương trình được phát thanh trên đài SBS và đài NEMBC.


Hà Đỗ từ Việt Nam chuyển đến Sydney vào năm 2017. Cô có kiến thức chuyên ngành giáo dục và 15 năm kinh nghiệm giảng dạy ngoại ngữ. Với khả năng song ngữ và sự kết nối với cộng đồng người Việt, Hà... Go to page where you can read more about Ha Do